Nếu bạn đã quyết tâm xách hành lý lên để theo con đường du học "trải đầy hoa hồng“, thì cũng nên chuẩn bị tâm lý và xác định rõ ràng: mình có đủ sức chịu đựng để bước qua cả gai hoa hồng trên con đường tưởng chừng như mềm mượt ấy hay không?
"Đi Tây sướng thế còn gì!", "Đi du học thích thật, được đi du lịch nhiều nơi, biết đây biết đó.", v.v. - đấy là những cái mác người ta vẫn gán cho dân du học sinh. Rằng đi học nước ngoài là hưởng thụ, là ăn chơi, là mua sắm đồ xịn, là du lịch đây đó, là thoải mái tung hoành mà không ai quản lý, là khi trở về sẽ có một tương lai tươi sáng. Nếu bạn đã quyết tâm xách hành lý lên để theo con đường du học "trải đầy hoa hồng", thì cũng nên chuẩn bị tâm lý và xác định rõ ràng, mình có đủ sức chịu đựng để bước qua cả gai hoa hồng trên con đường tưởng chừng như mềm mượt ấy hay không.
Du học là đến với đất nước mới, môi trường mới và những con người mới…
Bài viết không mang mục đích làm thui chột quyết tâm cao độ của các bạn đang có ý định du học. Mà chỉ muốn mang đến cho các bạn một cái nhìn chính xác hơn về cuộc sống "đích thực" của du học sinh.
Điều đầu tiên, không cần nói mà ai cũng biết, là xa gia đình. Đừng nghĩ ở lâu rồi dần dần sẽ quen. Mình cũng thường tự nhủ như thế, và có lẽ cũng đúng như thế thật. Nhưng cứ đến khi áp lực học hành, ốm đau, hoặc đơn giản chỉ cần nhìn cảnh hai mẹ con người Đức đi trên đường dắt tay nhau thôi, đã đủ cho mình day dứt cả tuần vì nhớ nhà, muốn mua vé bay ngay về Việt Nam rồi. Nhiều khi muốn gọi về cho bố mẹ để xoa dịu nỗi nhớ, nhưng cũng phải chọn lúc tỉnh táo mà gọi. Đang ốm, đang nhớ nhà, gọi về lại sợ bố mẹ lo thêm. Nỗi nhớ vì thế lại càng nhân lên.
Điều thứ hai, du học là tự túc. Tự lập thì nghe hơi hoành tráng quá! Thế nào là tự túc? Trước hết phải bạn tự xác định mình muốn gì, mình cần gì và mình sẽ làm thế nào để đạt được điều mình muốn. Hãy tập thói quen tự mình giúp mình trước khi đợi người khác giúp. Nếu như bạn vẫn tìm đến sự giúp đỡ chỉ để hỏi "Em nên học ngành gì?", "Hồ sơ xin Visa cần những gì hả các anh chị?", "Em cần những yêu cầu gì để được học ở trường Đại học bên Đức?", thì hãy suy nghĩ lại việc mình có nên đi du học hay không.
Bởi vì thứ nhất, đó là những thông tin cực kỳ đơn giản, không hề khó tìm. Nếu bạn chịu khó ngồi một buổi tối đọc hết trang web của DAAD hay của Đại sứ quán Đức, có khi bạn đã đủ khả năng đi tư vấn du học ở mức cơ bản cho các bạn khác rồi. Thứ hai, việc học của bạn, sở thích của bạn mà bạn còn không biết, thì ai có thể trả lời được? Giả sử nếu có sang được đến nơi, học theo ngành mà bạn được mọi người tư vấn, nhưng bạn không hề thích, liệu bạn có đủ đam mê để theo đuổi nó đến cùng không?
Như đã nói, đấy mới chỉ là mức độ tự túc đơn giản nhất. Bước đầu sang, bạn nào may mắn có gia đình còn đỡ được phần nào. Ngược lại những bạn chỉ có một thân một mình như mình, đã từng muốn quay ra sân bay lao về Việt Nam ngay khi đặt chân đến cái phòng thuê. Các bạn cứ tưởng tượng đơn giản thế này: Sau gần 20 tiếng bay, vẫn còn háo hức với cuộc sống mới, nhà cửa đẹp đẽ, thành phố hiện đại, thì bước chân vào phòng, đồ đạc gọi là có nhưng chăn, ga, gối, đệm thì không, giường ngủ xập xệ, phòng lạnh lẽo trống hoác, mệt mỏi, đồ ăn chưa kịp mua (vì mới sang, lơ ngơ, biết gì mà mua?), và quan trọng nhất, cái khóa cửa phòng bị hỏng.
Điều đầu tiên, không cần nói mà ai cũng biết, là xa gia đình. Đừng nghĩ ở lâu rồi dần dần sẽ quen. Mình cũng thường tự nhủ như thế, và có lẽ cũng đúng như thế thật. Nhưng cứ đến khi áp lực học hành, ốm đau, hoặc đơn giản chỉ cần nhìn cảnh hai mẹ con người Đức đi trên đường dắt tay nhau thôi, đã đủ cho mình day dứt cả tuần vì nhớ nhà, muốn mua vé bay ngay về Việt Nam rồi. Nhiều khi muốn gọi về cho bố mẹ để xoa dịu nỗi nhớ, nhưng cũng phải chọn lúc tỉnh táo mà gọi. Đang ốm, đang nhớ nhà, gọi về lại sợ bố mẹ lo thêm. Nỗi nhớ vì thế lại càng nhân lên.
Điều thứ hai, du học là tự túc. Tự lập thì nghe hơi hoành tráng quá! Thế nào là tự túc? Trước hết phải bạn tự xác định mình muốn gì, mình cần gì và mình sẽ làm thế nào để đạt được điều mình muốn. Hãy tập thói quen tự mình giúp mình trước khi đợi người khác giúp. Nếu như bạn vẫn tìm đến sự giúp đỡ chỉ để hỏi "Em nên học ngành gì?", "Hồ sơ xin Visa cần những gì hả các anh chị?", "Em cần những yêu cầu gì để được học ở trường Đại học bên Đức?", thì hãy suy nghĩ lại việc mình có nên đi du học hay không.
Bởi vì thứ nhất, đó là những thông tin cực kỳ đơn giản, không hề khó tìm. Nếu bạn chịu khó ngồi một buổi tối đọc hết trang web của DAAD hay của Đại sứ quán Đức, có khi bạn đã đủ khả năng đi tư vấn du học ở mức cơ bản cho các bạn khác rồi. Thứ hai, việc học của bạn, sở thích của bạn mà bạn còn không biết, thì ai có thể trả lời được? Giả sử nếu có sang được đến nơi, học theo ngành mà bạn được mọi người tư vấn, nhưng bạn không hề thích, liệu bạn có đủ đam mê để theo đuổi nó đến cùng không?
Như đã nói, đấy mới chỉ là mức độ tự túc đơn giản nhất. Bước đầu sang, bạn nào may mắn có gia đình còn đỡ được phần nào. Ngược lại những bạn chỉ có một thân một mình như mình, đã từng muốn quay ra sân bay lao về Việt Nam ngay khi đặt chân đến cái phòng thuê. Các bạn cứ tưởng tượng đơn giản thế này: Sau gần 20 tiếng bay, vẫn còn háo hức với cuộc sống mới, nhà cửa đẹp đẽ, thành phố hiện đại, thì bước chân vào phòng, đồ đạc gọi là có nhưng chăn, ga, gối, đệm thì không, giường ngủ xập xệ, phòng lạnh lẽo trống hoác, mệt mỏi, đồ ăn chưa kịp mua (vì mới sang, lơ ngơ, biết gì mà mua?), và quan trọng nhất, cái khóa cửa phòng bị hỏng.
… cũng có nghĩa là tự lập hoàn toàn.
Lúc đấy suy nghĩ duy nhất trong đầu mình là lôi áo khoác ra, đắp đi ngủ tạm, nhịn ăn một bữa rồi sáng mai đi mua đồ sau, và kèm theo sợ hãi, không biết đêm nay phòng không có khóa thì có xảy ra việc gì không, có ai vào nhà không. Đừng chủ quan là ở Đức an ninh đảm bảo nhé, mọi chuyện đều có thể xảy ra. Đấy là mình vẫn còn may mắn chán, nhiều bạn còn trục trặc vấn đề nhà cửa, gặp phải người xấu, bị lừa, phải lang thang, vật vạ mãi, rồi cũng may có sự giúp đỡ của cộng đồng sinh viên Việt Nam mới dần ổn định. Đừng nghĩ mọi việc luôn suôn sẻ như mình tính toán.
Sau đấy là đến khoản giấy tờ, bảo hiểm, ngân hàng, gia hạn Visa, nhập học. Tất cả đều phải tự túc. Kể cả với vốn tiếng ít ỏi, cũng phải cố căng tai ra mà nghe, cố khua chân múa tay mà giải thích cho người ta hiểu mình muốn gì. Bản thân mình trước khi sang cũng tự hào với vốn tiếng Đức (tuy ít ỏi) của mình, cộng thêm đã được bố mẹ rèn giũa việc tự quản lý chi tiêu từ bé, nhưng sang đến nơi mới biết, cái vốn ít ỏi đấy vẫn chẳng thấm vào đâu.
Tiếp theo là trường lớp. Trước tiên mình muốn đề cập đến vấn đề bạn bè. Trung bình sinh viên ViệtNam cần từ nửa năm đến một năm hòa nhập với bạn Đức. Bản thân mình ban đầu cũng lủi thủi đi về một mình, ăn một mình, ngồi học một mình. Nhìn bạn bè vui vẻ, đi có nhóm, có cặp, thấy tủi thân kinh khủng.
Sau đấy là đến khoản giấy tờ, bảo hiểm, ngân hàng, gia hạn Visa, nhập học. Tất cả đều phải tự túc. Kể cả với vốn tiếng ít ỏi, cũng phải cố căng tai ra mà nghe, cố khua chân múa tay mà giải thích cho người ta hiểu mình muốn gì. Bản thân mình trước khi sang cũng tự hào với vốn tiếng Đức (tuy ít ỏi) của mình, cộng thêm đã được bố mẹ rèn giũa việc tự quản lý chi tiêu từ bé, nhưng sang đến nơi mới biết, cái vốn ít ỏi đấy vẫn chẳng thấm vào đâu.
Tiếp theo là trường lớp. Trước tiên mình muốn đề cập đến vấn đề bạn bè. Trung bình sinh viên Việt
.....nhớ nhà
Sau đấy mình quyết tâm cao độ phải thay đổi, cứ lăn xả vào bọn Đức để mà làm quen, nên cũng chỉ mất 2 tuần đến 1 tháng là đã được bạn bè quý mến và hòa nhập rất nhanh. Nhưng đừng tưởng thế mà đã vội mừng. Đấy chỉ là vẻ bề ngoài thôi. Đến khi thân nhau mới thấm dần cảm giác bất lực. Nó nói mình không hiểu, mình muốn đùa vui với nó cũng chẳng biết làm thế nào.
Nói vấn đề đơn giản còn tạm được, chứ nhắc đến cái gì hơi phức tạp là đã loạn lên rồi. Ở nhà dù tiếng với ngữ pháp có chắc đến đâu, xem phim, xem thời sự có hiểu thế nào, sang đến đây gặp cuộc sống thật, ngôn ngữ thường ngày mới thực sự là choáng. Ngôn ngữ trên sách vở mới chỉ là khung xương cơ bản thôi. Để đủ dùng, sinh sống và học tập, bạn còn phải mất nhiều thời gian mà đắp thêm thịt vào khung xương đấy nữa.
Đấy là chưa kể ban đầu, nhiều bạn còn ngại nói, cứ im như thóc, dần dần các nhóm thân nhau bắt đầu cố định, cơ hội để tìm được bạn bè gần như là không có. Học Fachhochschule còn đỡ, vì lớp vắng, hoặc học nhóm nhỏ. Còn nếu học Uni, thì phải xác định là một lớp vài trăm sinh viên, đến bọn Đức tìm bạn còn khó chứ đừng nói đến sinh viên Việt mình. Nếu không có bạn bè, thì cũng rất vất vả mới ra được khỏi trường. Thứ nhất, cô đơn. Thứ hai, không có ai hỗ trợ trong việc học.
Về việc học, cần xác định rằng nếu ngay từ bước làm hồ sơ mà bạn không tự mình đọc nổi những yêu cầu cơ bản của trường, thủ tục và điều kiện để đi Đức, v.v. thì tốt nhất bạn đừng nên đi. Học ở đây đa số là tự học, các thầy cô hiếm khi quan tâm như giáo viên ở nhà mình. Nhiều khi thầy giảng trên lớp không hiểu, về nhà phải tự tìm tài liệu mà đọc thêm. Chưa kể khi viết bài, việc đọc là rất quan trọng. Đọc sách, đọc tài liệu, lọc thông tin, v.v. Việc tự tìm hiểu về làm hồ sơ cũng là bước đệm để bạn làm quen với việc tự tra cứu, tìm hiểu và chọn lọc thông tin cho việc học sau này tại các trường Đại học.
\
...kỳ thi căng thẳng
Ngoài thi cử là một áp lực lớn với sinh viên nước ngoài, thì việc viết bài cũng là một cơn ác mộng. Không phải cứ thích là đặt bút viết được. Để viết được vài trang giấy thôi, có khi bạn cũng phải lọc thông tin từ gần chục quyển sách mới ra được (Tất nhiên còn tùy môn, tùy ngành).
Vấn đề cơ bản nhất cũng vẫn là ngôn ngữ. Đôi khi bạn hiểu vấn đề nhanh, hoặc bạn có kiến thức về vấn đề đấy, nhưng bạn không thể diễn tả được mình suy nghĩ gì. Cảm giác rất ức chế, vì thực tế, đầu óc mình không thua kém bọn bạn, nhưng mình không thể chứng minh được điều ấy. Nhất là trong các buổi thảo luận, những cái mình nói ra mới được tính điểm.
Sinh viên nước ngoài đa số bị mất điểm này, vì dù có nhanh đến mấy cũng không thể phản xạ nhanh được bằng sinh viên bản xứ, đặc biệt là những vấn đề về thời sự, xã hội. Mình không phủ nhận là sinh viên Việt Nam khá giỏi, đôi khi hiểu vấn đề và giải quyết vấn đề rất nhanh, nhưng diễn đạt cho người khác hiểu hay không lại là một rào cản lớn với bọn mình.
Nguồn: sưu tầm