Popular Posts

What’s Hot

NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỚNG GẶP KHI DU HỌC

NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP KHI DU HỌC


Tục ngữ có câu : “đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Vì vậy mà trào lưu du học đang lan tỏa thành một làn sóng mạnh mẽ trong cộng đồng những người Việt trẻ. Đam mê và khát vọng vươn tới tầm cao, tầm xa của tri thức đã thôi thúc hàng triệu học sinh, sinh viên bước chân vào con đường du học khi mà điều kiện kinh tế-xã hội của nước nhà ngày càng phát triển. Tuy vậy, trước khi trở thành du học sinh, các bạn cũng nên xem xét những khó khăn và thuận lợi của việc du học ở những quốc gia mà bạn sẽ đến để có thể có thể tránh khỏi bỡ ngỡ khi lần đầu đặt chân lên đất khách quê người.
Khó khăn trong phương pháp học tập là một trong những lý do khiến cho nhiều du học sinh sau thời gian 1-2 năm học mãi không “lên lớp” và quyết định trở về Việt Nam 

Nghe giảng nhiều mà hiểu…không bao nhiêu


 Đó chính là tình cảnh chung của đa số du học sinh cho dù có những bạn có học lực khá giỏi cả về chuyên môn lẫn ngoại ngữ. Phải mất một khoảng thời gian các du học sinh mới hiểu được hết nội dung bài giảng ở lớp. Có nhiều bạn khi được hỏi đã ví von đây là giai đoạn “ vịt nghe sấm” vì không hiểu hết lời giảng của thầy hoặc không ghi chép kịp các ý chính.
Để giải khắc phục tình trạng này, các bạn du học sinh có nhiều cách xoay xở khác nhau. Phương án được lựa chọn nhiều nhất khi giảng viên giảng mà các bạn du học sinh không ghi chép kịp thì thu âm lại và về nhà nghe lại bài giảng lần 2 để ghi chú cụ thể hơn. Hoặc là chuẩn bị cho buổi học đầu tiên các du học sinh có thể tải về bài giảng trên các trang tài nguyên của trường để chuẩn bị hoặc hỏi trực tiếp giảng viên để được chép bản mềm của bài giảng (trong trường hợp bài giảng không được chia sẻ trên trang thông tin điện tử của trường). Phương án khác là du học sinh có thể làm quen với người bạn ngồi cạnh để chép lại những từ vựng khó hoặc chí ít là mượn tập để ghi chép vào cuối buổi học. Và một điều mà du học sinh bắt buộc phải làm là đi học thật sớm để lựa chọn một chỗ ngồi thuận tiện cho việc nghe giảng.

Ăn bài tập, ngủ….bài tập


 Nhiều du học sinh cứ nghĩ rằng du học sẽ thoát được cảnh học đọc-chép và gặp phải các “tiến sĩ gây mê” vì du học sẽ được học nhiều hơn về thực hành. Suy nghĩ của các du học sinh hoàn toàn đúng, nhưng thực hành đồng nghĩa với việc phải làm thật nhiều bài tập ngoài giờ lên lớp. Việc phải thuyết trình và viết bài luận là thường xuyên nếu không muốn nói là “bài tập thường xuyên” của những du học sinh học nhóm ngành khoa học và xã hội. Trong khi đó du học sinh học các nhóm ngành về chăm sóc sức khỏe như điều dưỡng thì phải thường xuyên đến bệnh viện hoặc vào phòng mổ với bác sỹ hưỡng dẫn để ghi chép và làm báo cáo về một quy trình điều dưỡng, hoặc nếu du học sinh học ngành quản lý khách sạn thì sẽ có những ca trực tại khách sạn và làm việc cùng với các bộ phận để hiểu rõ hơn về từng công việc cụ thể và chuẩn bị cho bài thuyết trình trên lớp…Và điều mà du học sinh phải đối mặt thường xuyên khi đi du học là thức trắng nhiều đêm để hoàn thành lượng bài tập và bài luận chất đống vào kì thi.

Đọc, đọc nữa, đọc mãi


Ngoài việc học từ thực tế qua việc đi thực tập, các du học sinh còn phải đầu tư nhiều thời gian ở thư viện, ở nhà, ở bất cứ nơi nào và bất kể thời gian để…đọc sách và nghiên cứu để hoàn thành khối lượng bài tập khổng lồ kể trên. Việc đọc sách là điểm yếu lớn nhất của các du học sinh Việt Nam tuy nhiên đó là điều rất bình thường ở các nước phát triển. Vì tại các nước phương tây, các giảng viên chỉ tập trung phân tích những vấn đề cốt lõi, quan trọng ở lớp chứ không tập trung giảng bài, lượng kiến thức về lý thuyết du học sinh thường được yêu cầu tực đọc ở nhà trước khi lên lớp.
Một lý do nữa khiến du học sinh bắt buộc phải đọc sách và lắm lúc trở thành mọt sách vì đề bài kiểm tra và thi rất rộng không có khái niệm “giới hạn”. Thế nhưng cũng có nhiều du học sinh cho rằng đi học đầy đủ nghe thầy giảng là làm bài tốt rồi, điều này hoàn toàn sai vì các thầy cô ở các nước phương Tây rất quan tâm đến lượng kiến thức phổ thông của người học. Điều vấn thương thấy trong các bài kiểm tra là các du học sinh phải đối mặt với  những câu hỏi không hề có trong bài giảng của thầy nhưng lại xuất hiện trong sách giáo khoa hoặc tham khảo. Thỉnh thoảng các giảng viên cũng đưa ra những câu hỏi vô cùng “bất ngờ” mà nếu các du học sinh vẫn theo thói quen “đọc vẹt” thì không thể đưa ra được câu trả lời chính xác.
Nên lời khuyên cho các du học sinh là đọc hết những tài liệu, sách báo mà giảng viên yêu cầu vào đầu năm học. Và nếu có thời gian thay vì lang thang đi dạo các du học sinh chúng ta nên tập trung tìm kiếm và đọc những thông tin liên quan điều này sẽ rất hữu ích đặc biệt là trong quá trình viết bài luận.

“Cúp học” chuyện nhỏ

Hoàn tòa không phải là chuyện nhỏ. Các du học sinh phải lưu ý ngoài các buổi học ở hội trường cho những môn học chung, giảng viên thường chú trọng tới tính chuyên cần của bạn ở lớp học. Trong các hướng dẫn phát cho du học sinh (student handbook) ghi rất rõ: vắng mặt không phép (không có giấy bác sỹ hoặc các loại giấy tờ hợp lệ) từ 2-3 buổi học hoặc 10% số giờ học của mỗi môn thì du học sinh sẽ phải học lại hoăc bị cấm thi môn học đó.
Thế nhưng vào mùa đông việc phải dậy sớm và đến lớp vào mùa này là một cực hình và hết sức khó khăn cho các du học sinh Việt Nam, tuy nhiên để khắc phục tình hình này du học sinh phải học cách “vượt lên chính mình” và thiết kế cho mình một “ đồng hồ sinh học” hợp lý với thời khóa biểu học tập, làm việc nhà và quan trọng là đừng chọn chỗ trọ ở quá xa trường học.

Nguồn: Cafe Hướng Nghiệp