Popular Posts

What’s Hot

CÁCH SỬ DỤNG SƠ ĐỒ TƯ DUY TRONG HỌC TẬP

Sơ Đồ Tư Duy - Phương pháp học tập hiệu quả

“Thật khó để nhớ được những lý thuyết khô khan, rắc rối và dài loằng ngoằng!”
“Mới hôm qua mình còn thuộc lòng bài văn này, thế mà hôm nay đã quên gần hết!”
“Làm sao để nhớ được bằng này từ mới cơ chứ?” ...


Đó là một số khó khăn bạn gặp phải trong việc ghi nhớ kiến thức. Chúng khiến bạn cực kì khó chịu và bạn đang không biết làm cách nào để giải quyết chúng. Thế thì hãy thử thay thế cách học hiện tại của bạn bằng phương pháp học qua sơ đồ tư duy xem sao. Nhất định bạn sẽ thấy hiệu quả hơn đấy!

Trước tiên, hãy cùng bài viết tìm hiểu về bản đồ tư duy nào! 


Sơ đồ tư duy (Mindmap) là một công cụ tổ chức tư duy được tác giả Tony Buzan (người Anh) nghiên cứu và phổ biến trên toàn thế giới. Sơ đồ tư duy được mệnh danh là “công cụ ghi nhớ vạn năng cho bộ não”, là phương pháp ghi chú đầy sáng tạo. Bằng cách dùng giản đồ ý, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình, trong đó các đối tượng liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được nhìn nhận, ghi nhớ dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bất kì ai cũng có thể sử dụng công cụ này trong học tập và làm việc bởi việc tạo một sơ đồ tư duy rất đơn giản. Trong môn học tiếng Anh, gia sư tiếng Anh đã hướng dẫn học viên của mình lập sơ đồ tư duy để khởi tạo ý tưởng cho bài nói.

Các lập sơ đồ Tư Duy:

Trước tiên hãy hiểu thật kĩ vấn đề bạn cần ghi nhớ, mường tượng trong đầu những ý chính, ý phụ và nếu cần thì viết những ý đó ra giấy.

Sau đó, bạn chỉ cần thực hiện bốn bước sau đây:

Bước thứ nhất: Chuẩn bị + Giấy trắng + Tối thiểu 3 cây bút màu khác nhau (để sơ đồ có thể đạt hiệu quả cao nhất). + Ý tưởng cho vấn đề bạn cần ghi nhớ.

Bước thứ hai: Vẽ chủ đề trung tâm
Chủ đề trung tâm là trọng tâm của vấn đề. Hãy vẽ một hình ảnh liên quan đến chủ đề này ở chính giữa trang giấy. Bạn có thể phát huy khả năng hội họa của bạn cho hình ảnh này. Ví dụ như, bạn đang học về thời tiết, có thể chọn các hiện tượng thời tiết làm hình ảnh trung tâm (mây, mưa, mặt trời...) và tô màu cho hình ảnh đó. Màu sắc sẽ giúp hình ảnh sống động và dễ dàng in sâu trong trí nhớ bạn hơn.

Bước thứ ba: Vẽ các nhánh chính
Các nhánh chính là các ý chính của vấn đề. Ví dụ như chủ đề các hiện tượng thời tiết ở trên, các nhánh chính là: nắng, mưa, bão... Còn đối với một bài văn, ý chính là những luận điểm của bài văn đó. Với một danh nhân thì có thể là cuộc đời và sự nghiệp chẳng hạn. Một lưu ý nho nhỏ là bạn nên vẽ thứ tự các ý cần ghi nhớ theo chiều kim đồng hồ, mỗi nhánh là một màu riêng biệt. Trên các nhánh chính này là các từ khóa ngắn gọn và mang tính chất gợi ý. Bạn cũng nên vẽ thêm hình ảnh gì đó mang tính chất minh họa nữa.

Bước thứ tư: Vẽ các nhánh thứ cấp
Sau khi vẽ xong các nhánh chính, bạn tiếp tục vẽ các nhánh thứ cấp. Đó là các nhánh được vẽ ra từ nhánh chính và nhỏ hơn nhánh chính. Ví dụ như, nhánh chính là luận điểm thì nhánh phụ là các luận cứ, dẫn chứng. Tương tự như nhánh chính, các chữ trên nhánh thứ cấp cũng là các từ khóa mang tính gợi nhớ và nếu đủ không gian, bạn có thể thêm hình ảnh để thêm phần sinh động. Giờ thì bạn đã hoàn thành một sơ đồ tư duy hoàn chỉnh rồi.

Gia sư môn Toán lớp 8 hướng dẫn học sinh của mình vẽ sơ đồ tư duy cho hình bình hành theo 4 bước trên và kết quả đạt được sẽ có hình dáng như hình dưới đây.


Ngay lúc bạn vẽ xong, bạn sẽ nhớ rất rõ sơ đồ đó của mình, nhưng nếu không ôn lại thì cũng khó để ghi nhớ được lâu dài.

Hãy sử dụng mô hình trí nhớ vào việc ôn tập, theo đó, có 3 mốc thời gian chúng ta cần ôn, đó là:
  • 10 phút sau khi vẽ, 
  • 1 ngày sau khi vẽ
  • 1 tháng sau khi vẽ
Nếu bạn muốn thêm “chắc”, bạn có thể ôn lại Sơ đồ tư duy 1 tiếng sau khi vẽ. Như vậy, chúng ta sẽ ôn đi ôn lại 4 lần một sơ đồ tư duy.

Nếu bạn đã đọc đến đây thì ngại gì không thử nghiệm ngay. Mình đảm bảo là hiệu quả luôn đấy!
Chúc bạn thành công!
Nguồn : sưu tầm