Popular Posts

What’s Hot

10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỔI TIẾNG NHẤT NHẬT BẢN (P2)

6. ĐẠI HỌC HOKKAIDO

Đại học Hokkaido là trường đại học quốc gia hàng đầu Nhật Bản và cũng là trường nằm trong nhóm 7 Đại học Quốc gia. Trường nằm ở trung tâm Sapporo gần phía bắc của nhà ga Sapporo khoảng 2,4 km. Theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới do Quacquarelli Symonds (QS) thực hiện thì trường đại học Hokkaido xếp ở vị trí 139 trên trường quốc tế.
7. ĐẠI HỌC TOHOKU
Đại Học Tohoku hay còn gọi là Đại Học Tổng Hợp tiền thân là trường Cao đẳng Dược tại thành phố SENDAI, được thành lập vào năm 1736. Ngày 22 tháng 6 năm 1907 trường được đổi tên thành Đại Học Hoàng Gia Tohoku do chính phủ Minh Trị điều hành. Đây cũng là Đại Học Hoàng Gia thứ 3 tại Nhật sau 2 trường Đại Học Hoàng Gia Tokyo(1877) và Đại Học Đế Quốc Kyoto(1897). Sau thế chiến thứ 2, năm 1947 trường đổi tên chính thức thành Đại Học Tohoku và thành lập thêm các khoa Kinh tế (1949), Giáo dục (1949), Nha Khoa (1965), Dược phẩm (1972). Năm 2004 Đại Học Tohoku tiến hành cổ phần hóa và tách ra khỏi trự bao cấp của chính phủ.


Trong những năm gần đây, trường đại học Tohoku thường được lọt vào top 50 trường đại học tốt nhất trên thế giới. Ba nguyên tắc chủ đạo của trường là: nghiên cứu là ưu tiên số 1, thực hiện chính sách mở cửa, và nghiên cứu và giáo dục thiên về thực hành.
8. ĐẠI HỌC NAGOYA
Đại học Nagoya được thành lập vào năm 1871 với tiền thân là trường trung cấp dược, trước đây là một trong những trường đại học được bảo trợ bởi Nhật hoàng. Cơ sở hạ tầng của Đại học Nagoya gồm 11 khoa, 13 trường đại học thành viên và 1 bệnh viện trực thuộc.


Đây cũng là một trong số những trường giành được nhiều giải thưởng Nobel nhất của Nhật Bản với 4 giải. Năm 2010, theo bảng xếp hạng ARWU, Đại học Nagoya được đánh giá là trường đại học chất lượng thứ 79 trên thế giới và thứ 7 ở châu Á
9. ĐẠI HỌC TSUKUBA
Đại học Tsukuba là một trong những trường đại học cổ nhất ở Nhật Bản (1872). Với truyền thống học tập xuất sắc, trường đã được lọt vào danh sách top 10 trường đại học tốt nhất ở Nhật. Theo bảng xếp hạng các trường đại học trên thế giới do tổ chức QS thực hiện thì trường Tsukuba được xếp thứ 172 trên thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại trường nhận được 3 giải Nobel. Ngoài ra, trường cũng nổi tiếng với khuôn viên lớn nhất ở Nhật Bản với diện tích 636 mẫu.

Trường Đại học Tsukuba luôn hướng tới xây dựng một môi trường đại học mở trong tất cả các mặt và hiện trường cũng đi tiên phong trong công cuộc cải cách giáo dục đại học ở Nhật Bản. Mục tiêu cơ bản của trường là xây dựng một hệ thống nghiên cứu, giáo dục linh hoạt cũng như một trường đại học đáp ứng được những nhu cầu nhiều mặt của xã hội. Nhiệm vụ hàng đầu của trường là nhằm mang đến một môi trường thuận lợi giúp các nhà lãnh đạo tương lai phát huy hết tiềm năng của mình. Trường đại học Tsukuba luôn tạo cơ hội cho sinh viên được phát huy hết cá tính và khả năng của mình thông qua những phương pháp giáo dục, nghiên cứu tiên tiến.
10. ĐẠI HỌC KOBE
Đại học là một trường đại học tương đối mới, được hình thành sau chiến trang thế giới lần II vào năm 1949. Tiền thân của đại học Kobe là Trường Cao đẳng Thương mại Kobe được thành lập vào năm 1902, sau này được đổi tên là Đại học Thương mại Kobe và Đại học Kinh tế Kobe.
Trường Thương mại Kobe là một trong các tổ chức lâu đời nhất với chuyên ngành quản trị kinh doanh và kinh tế tại Nhật Bản. Vì vậy, Kobe được gọi là nơi sinh của giáo dục đại học Nhật Bản về kinh tế và quản trị kinh doanh, và nó đã luôn là trung tâm nghiên cứu kinh doanh của người Nhật Bản.

Hơn nữa, trường Đại học Luật cũng đã được thành lập với những chuyên ngành nghiên cứu pháp lý. Nó đã trở thành một cơ sở giáo dục hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu pháp lý và chính trị, và đã thành công trong việc trở thành một trung tâm học thuật có uy tín.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Quản trị kinh doanh được thành lập vào năm 1919, có một lịch sử như một tổ chức nghiên cứu cao cấp cho kinh tế quốc tế và quản lý quốc tế. Viện đã được quốc tế đánh giá cao cho các thành tích xuất sắc trong nghiên cứu lý thuyết, lịch sử, thực nghiệm, và số lượng.
Nguồn sưu tầm